Home » » Tài phiệt Mỹ sẽ thôn tính cả Premiership

Tài phiệt Mỹ sẽ thôn tính cả Premiership

Tuesday, August 13, 2013 | 2:38 AM

Premier League sát ngày khởi tranh, chỉ 8 cầu thủ mang quốc tịch Hoa Kỳ còn bám trụ, song lại có đến 6 đội bóng nằm trong tay các ông chủ đồng hương và chắc chắn sẽ còn tăng lên sau mùa 2013/14. Điều đó chứng tỏ giải đấu cao nhất nước Anh đã, đang và sẽ tiếp tục là chiếc bánh vô cùng hấp dẫn với cánh tài phiệt đến từ xứ sở cờ hoa.

Cuộc xâm lăng qua từng năm

Năm 2005, bóng đá Anh chứng kiến một cuộc sang nhượng có tính chất lịch sử: Nhà Glazer hoàn thành quá trình mua lại toàn bộ cổ phần Manchester United để trở thành chủ sở hữu đội bóng giàu thành tích nhất Premiership. Không ai lường được từ sau thời điểm ấy, chỉ 8 năm thôi nhưng đã có đến 5 khác CLB lần lượt rơi vào tay đám thương gia đang làm ăn phát đạt ở bờ bên kia Đại Tây Dương.

Nhà Glazer làm chủ đội bóng Manchester United

Ngoài Fulham với sự đổ bộ của ông chủ Shahid Khan – tỷ phú ngành sản xuất phụ tùng ô tô gốc Pakistan song đã đến Mỹ từ năm 16 tuổi vừa xong, những đội bóng còn lại chung cảnh ngộ là Aston Villa (sang nhượng năm 2006), Sunderland (2009), Liverpool (2010) và Arsenal (2011). Với tình hình tài chính eo hẹp như hiện nay, sẽ không có gì bất ngờ nếu Newcastle hay Stoke tiếp tục gia nhập danh sách nói trên.

Từ cột mốc 2005, trung bình cứ một năm rưỡi lại có một CLB thuộc Premier League bị thôn tính bởi người Mỹ. Tại giải đấu ngay trên sân nhà, các tỷ phú Anh đang thất thế thấy rõ. Đội bóng có chủ sở hữu người Anh sừng sỏ nhất lúc này và được xếp vào “nhóm hạt giống” là Tottenham cũng khó lòng vươn tới ngôi vô địch vào tháng 5 năm sau. Trong khi đó, 3 ông lớn M.U, Arsenal và Liverpool rõ ràng được đánh giá cao hơn nhiều.

Mặt khác, có thể tổng giá trị tài sản của 6 ông chủ kia cộng lại chỉ rơi vào khoảng 7 tỷ bảng – ngang bằng với một mình Roman Abramovich và đừng hòng so sánh với Sheikh Mansour cùng tập đoàn đầu tư Abu Dhabi phía sau hậu thuẫn, song ảnh hưởng của các đội bóng mà họ làm chủ vượt trội hơn hẳn Chelsea và Man City. Và theo đó, tính minh bạch là điều mà LĐBĐ Anh cần phải để tâm nếu không muốn Premier League bị lũng đoạn như Serie A nhiều năm qua.

Đầu tư vào nước Anh, thu lời cho nước Mỹ

Nếu Abramovich hay Mansour đổ bộ vào biên giới nước Anh đơn giản vì bóng đá là niềm đam mê là cuộc chơi mua vui thì ngược lại, 6 nhà kinh doanh lão luyện kia xác định đến mảnh đất này để kiếm tiền. Thế cho nên, phương thức quản lý và kinh doanh của những đội bóng này ngoài Liverpool có đôi chút khác biệt, thì điểm chung là đều hướng đến hiệu quả kinh tế ở mức tối đa. NHM đã quá quen với cảnh M.U hay Arsenal từng năm bị giới chủ hút máu và giờ đây, những cuộc biểu tình cũng đã ngừng hẳn rồi.

Hoa thơm hút ong lấy mật, Premier League với giá trị thương hiệu và dĩ nhiên kèm theo là thương mại tăng trưởng phi mã chính là động lực thúc đẩy các doanh nhân Hoa Kỳ. Theo thông số mà BTC công bố, giải đấu này vừa tăng giá bản quyền truyền hình đến 71% và đạt giá trị đến 3 tỷ bảng trong ít nhất 3 mùa giải tiếp theo.

Nào đã hết, sự quan tâm của khán giả khu vực Bắc Mỹ với Premier League thậm chí còn tăng theo cấp số nhân. Người Mỹ giờ đây không chỉ xem các trận đấu bóng chày, bầu dục nội địa mà còn dành sự say mê cho các trận đấu bóng đá diễn ra tại xứ sở Sương mù. Bằng chứng cụ thể nhất chính là doanh số bán áo đấu của các CLB Anh tăng đến 32% trong mùa 2012/13 so với cùng kỳ một năm trước đó (báo cáo từ Repucom Kit Supplier).
Bên cạnh việc thỏa mãn niềm đam mê bóng đá là nguồn lợi nhuận khổng lồ từ các hoạt động kinh tế ngoài lề sân cỏ

Nhưng các ông chủ người Mỹ không chỉ biết làm giàu cho bản thân, mà đất nước của họ nhờ đó cũng được hưởng thành quả kinh tế. Hai hãng sản xuất quần áo Warrior và Under Armour trở thành những đối tác bắt buộc mà Nike hay Adidas phải bắt tay nếu muốn thâm nhập vào thị trường Bắc Mỹ (bao gồm cả Hoa Kỳ) để bán áo đấu các đội bóng nói trên. Ngoài ra, nếu thượng tầng lãnh đạo của M.U không phải là nhà Glazer, chưa chắc M.U đã niêm yết cổ phiếu lên sàn chứng khoán New York.

Tóm lại, nước Anh chỉ sở hữu cái bề nổi là giải VĐQG hấp dẫn nhất hành tinh song điều cốt lõi là thặng dư kinh tế lại chảy vào ngược về nước Mỹ, một hình thức đầu tư ra nước ngoài để thu lời cho “mẫu quốc”. Cứ với đà này, chẳng mấy chốc Premier League sẽ 100% nằm trong tay các doanh nhân Mỹ, một khi Abramovich và Sheikh Mansour không còn hứng làm bóng đá vì cứ phải bỏ tiền túi làm bóng đá.

Share this article :

Post a Comment

 
Copyright © 2011. Cá độ bóng đá 24h
Design by Mas Template